Omega-3 thiên nhiên chất lượng cao
Omega-3 là gì?
Omega-3 là một nhóm các axit béo chưa no (đa nối đôi) cần thiết, mà cơ thể không tự tổng hợp được, phải bổ sung từ việc ăn uống hàng ngày. Omega-3 có nhiều trong mỡ cá ở vùng biển lạnh và sâu như cá ngừ, cá hồi, cá thu. Chất lỏng lấy từ mỡ các loại cá này ở nước ta quen gọi là dầu gan cá hay dầu cá thiên nhiên.
Omega-3 gồm 3 loại ALA, DHA và EPA. ALA (viết tắt của alpha- Lipoic acid) chỉ tìm thấy trong dầu thực vật còn DHA (viết tắt của Docosahexaenoic acid) và EPA (viết tắt của Eicosaentaenoic Acid) có nhiều trong dầu cá.
Vai trò của Omega-3 với sức khỏe con người
* DHA (Docosahexanenoic acid)
Khi phân tích cấu trúc của não, các nhà khoa học nhận thấy DHA có trong thành phần cấu trúc màng tế bào thần kinh, giúp cho việc hình thành và tạo ra độ nhạy của các nơ-ron thần kinh, giúp dẫn truyền thông tin nhanh và chính xác, từ đó giúp hệ thần kinh phát triển hoàn hảo.
DHA chiếm khoảng ¼ lượng chất béo trong não và có tỉ lệ rất cao trong chất xám, giúp vận chuyển gluco – dưỡng chất chính giúp cho quá trình hoạt động của não.
DHA cũng chiếm tỉ lệ rất cao trong võng mạc mắt, cần thiết cho phát triển hoàn thiện chức năng nhìn của mắt.
Ngoài ra, DHA còn có tác dụng làm giảm Cholesterol và Triglycerid máu. Ở liều cao nó còn có khả năng ức chế và tiêu diệt tế bào ung thư trên thực nghiệm.
Như vậy, DHA là axit béo quan trọng trong việc tăng cường hoạt động trí não, ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số thông minh, thị giác của trẻ và bảo vệ sức khỏe tim mạch ở người lớn tuổi.
Hiện nay, DHA được bổ sung rất nhiều vào các dạng sữa bột. Tuy nhiên, để xác định đúng hàm lượng DHA có trong sữa là rất khó khăn. Đối với trẻ từ 0 – 12 tháng tuổi thì nguồn dinh dưỡng và cung cấp DHA tốt nhất vẫn là từ sữa mẹ. Vì vậy các bà mẹ mang thai và cho con bú cần phải chú ý cách ăn uống và bổ sung dinh dưỡng để trẻ được cung cấp đầy đủ DHA.
* EPA (Eicosapentaenoic acid)
EPA là thành phần quan trọng nhất của omega-3 trên việc làm giảm viêm tế bào.
EPA làm giảm viêm tế bào bằng cách ức chế enzyme sản xuất acid arachidonic (AA) có tên là delta-5-desaturase (D5D). AA là một acid béo omega-6, có tác dụng tổng hợp các eicosanoids là các chất trung gian chủ yếu của viêm tế bào. Như vậy khẩu phần ăn càng nhiều EPA thì cơ thể càng ít sản xuất AA từ đó giảm sản xuất các eicosanoids gây viêm (prostaglandin, thromboxane, leukotrienes,…).
Duy trì mức độ cao EPA trong máu là cách duy nhất để kiểm soát tình trạng viêm của tế bào trong não. Chính vì vậy EPA quan trọng hơn DHA trong các bệnh như trầm cảm, ADHD, chấn thương não, …
Bổ sung omega-3 bao nhiêu là đủ?
Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới (FAO/WHO)
Lượng DHA cần cho phát triển trí não của trẻ từ 0 – 24 tháng tuổi:
- 0 – 6 tháng tuổi : 17 mg/ 100 kcal tiêu thụ
- 6 – 24 tháng tuổi : 10 – 12 mg/ kg trọng lượng cơ thể (tương đương 70 – 144 mg/ ngày)
Lượng EPA + DHA:
- 2 – 4 tuổi : 100 – 150 mg
- 4 – 6 tuổi : 150 – 200 mg
- 6 – 10 tuổi : 200 – 250 mg
- Trên 10 tuổi : 250 mg
Để đảm bảo cung cấp đủ lượng Omega-3 hàng ngày theo khuyến cáo trên thì lượng thức ăn sử dụng là rất lớn. Do đó tinh chế Omega-3 từ thiên nhiên và sản xuất các sản phẩm bổ sung Omega-3 là vô cùng cần thiết.
http://www.thuocucchau.com/san-pham/bo-sung-vitamin-khoang-chat/memolife-n.html
Dược Phẩm Úc Châu
Xem tiếp
-
Acid amin là thành phần chính tạo nên giá trị dinh dưỡng riêng biệt của các phân tử protein, rất cần thiết cho sự sống, đặc biệt là 9 loại mà cơ thể không thể tự tổng hợp được.
-
Cuối năm, bệnh về rối loạn tiêu hoá thường gia tăng do thường xuyên tiệc tùng, lễ tết… Làm thế nào để hạn chế chứng bệnh khó chịu này?
-
Men vi sinh (Probiotics) đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là hỗ trợ điều trị các rối loạn tiêu hóa như: Tiêu chảy, táo bón, kém hấp thu….Tuy nhiên, men vi sinh rất dễ hư hỏng, dễ mất tác dụng.
-
Con cái là tài sản vô giá của cha mẹ, và niềm hạnh phúc lớn nhất của cha mẹ là khi nhìn thấy con vui vẻ, khỏe mạnh, ăn ngon chóng lớn. Vì vậy rối loạn tiêu hóa bao gồm cả tiêu chảy, táo bón, nôn ói, chậm lớn luôn là nỗi lo lắng, bất an của cha mẹ.
-
Nguyên nhân gây tiêu chảy do ăn uống, rượu bia
-
Mọi người thường quan niệm rằng “ăn gì bổ nấy”, chẳng hạn như cứ loãng xương, còi xương thì bổ sung canxi là đủ. Nhưng chẳng mấy ai hiểu được khả năng hấp thu canxi của cơ thể phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
-
Canxi đóng vai trò thiết yếu đối với cơ thể, đặc biệt là đối với sức khỏe xương khớp. Vậy thực chất vai trò của Canxi là gì và bổ sung Canxi như thế nào là hiệu quả đối với từng lứa tuổi?
-
Vitamin C rất cần thiết cho cơ thể với những lợi ích sức khỏe quan trọng như tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ kháng viêm... Nhưng sử dụng vitamin C như thế nào mới đúng và hiệu quả?
-
Câu chuyện về Tần Thủy Hoàng tìm “thuốc trường sinh” có thể được coi là một ước muốn hoang đường. Tuy nhiên, ước mơ này cũng dần được khoa học giải mã.
-
OPCs – hợp chất chống già mới được tìm thấy trong các loại trái cây như berry, nho…có thể coi là vị thuốc “trường sinh bất lão”